Tỷ lệ delay chuyến bay ở Việt Nam bằng ngang với hàng không Mỹ

Theo thống kê mới nhất, thì tỷ lệ delay, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam tương đương với tỷ lệ delay và hủy chuyến của hàng không Mỹ!

Tỷ lệ delay và hủy chuyến của các hãng hàng không trong nước

Sau một khoảng thời gian tiến hành giám sát việc cải thiện tình trạng phục vụ của các hãng hàng không mà cụ thể là tình trạng delay và hủy chuyến bay của các hãng hàng không nội địa thì tỷ lệ này được biết đang giảm dần.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Hàng không, trong tháng 7 vừa qua, các hãng đã thực hiện 15.844 chuyến bay. Trong đó, tổng  số chuyến bay bị delay là 3.276 chuyến, chiếm tỉ lệ 20,7%, còn số chuyến bay hủy là 182 với tỉ lệ 1,1%. Với những tỷ lệ trên, con số này được xác định là tương đương với hàng không Mỹ.

Có rất nhiều nguyên nhân được xác định khiến tình trạng delay chuyến bay xảy ra. Nguyên nhân khách quan được xác định do máy bay bị chậm là  9,7%; còn do tàu bay về muộn chiếm 50,5%. Trong khi đó, nguyên nhân chủ quan được chiếm 39,8%. Chưa kể, trong số các nguyên nhân trên, thì nguyên nhân chủ quan được xác định do hãng hàng không chiếm 25,1%; còn do quản lý bay chiếm 10%, do ảnh hưởng bởi trang thiết bị và dịch vụ tại cảng hàng không chiếm 4,7%. Như vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chuyến bay của các hành khách, mà chủ yếu là nguyên nhân khách quan.

Tỷ lệ delay chuyến bay ở Việt Nam bằng ngang với hàng không Mỹ

Tổng đài tư vấn HỖ TRỢ 24/7
0931.309.515 - 0931.309.525

Đối với trường hợp hủy chuyến, thì các nguyên nhân về thời tiết chiếm tỷ lệ 41,2% số các chuyến bay bị hủy; do các thiết bị kỹ thuật gặp trục trặc chiếm 47,3%, còn lại là những lý do như  bố trí tổ bay không kịp do sự thay đổi bất thường, tàu bay đang phải sửa chữa, bảo dưỡng vượt thời gian dự kiến, sửa chữa và bảo dưỡng do hỏng đột xuất…

Hiện tại hãng hàng không giá rẻ Jetstar có tỷ lệ chuyến bay delay là 31,9% (tương đương với 482 chuyến/ 1.509 chuyến trong tháng); thấp hơn một chút chính là hãng hàng không VietJet với tỷ lệ là 24,7%, và hãng hàng không Vietnam Airlines có 18,2% số chuyến bay bị chậm và Vasco là 8,7%. Như vậy, dựa vào các con số trên có thể thấy tỉ lệ chậm chuyến của hãng hàng không Vietnam Airlines và VietJet ở mức trung bình của hàng không quốc tế. Được biết con số này đang có chiều hướng giảm so với thời gian trước đó, điều này nói lên những khởi sắc của các hãng hàng không trong thời gian tới.

Quyền lợi khách hàng đang được quan tâm nhiều hơn

Việc chuyến bay bị delay kéo theo rất nhiều rắc rối cho khách hàng, điều đó khiến dấy lên những  bức xúc và phàn nàn từ phía người dân. Do đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có những chỉ đạo nhằm yêu cầu Cục Hàng không giảm lại tỷ lệ chậm, hủy chuyến bay, đảm bảo đúng lịch trình cho khách hàng. Đặc biệt là các hãng hàng không cần có những chính sách bồi thường cho hành khách khi xảy ra tình trạng trên.

Khi hãng hàng không delay chuyến bay

Cụ thể hãng Vietnam Airlines đã đi đầu trong chính sách trên, vào ngày 1-8. Chuyến bay của hãng mang số hiệu VN1380 đã thay đổi lịch trình chặng TP.HCM  – Đà Lạt, do thời tiết xấu đã hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa. Khi đó hãng đã bồi thường cho mỗi hành khách ở hạng Phổ Thông là 300.000 đồng, hạng thương gia là 400.000 đồng.

Hãng VietJet Air cũng nhanh chóng có những tín hiệu tốt, khi có được chính sách bồi thường hợp lý. Cụ thể, ngày 2-8 trên chuyến bay VJ8831 Hà Nội – Buôn Ma Thuột cũng do thời tiết đã delay chuyến, hãng đã phục vụ ăn uống cho khách hai lần tại sân bay và hỗ trợ thiện chí cho các hàng khách mỗi người 300.000 đồng. Bên cạnh đó, hãng chấp nhận việc hoàn vé bằng cách bảo lưu vé cho chuyến bay khác.